Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Sau tin đồn bị cảnh cáo đuổi học, Phương Mỹ Chi vẫn vui vẻ đến trường



Những hình ảnh mới nhất tại trường học của Phương Mỹ Chi.

Sáng nay (25/9), những hình ảnh mới nhất trong buổi đến trường của Á quân The Voice Kids - Phương Mỹ Chi đã được chúng tôi ghi lại. Nữ ca sĩ nhí đang rất được dư luận quan tâm diện đồng phục và buộc tóc gọn gàng, ngồi trên xe máy và được mẹ đưa đến trước cổng trường để chuẩn bị vào lớp. Hai mẹ con đứng trò chuyện vài phút sau đó Mỹ Chi được cô giáo ra đón vào lớp học. Cô bé vẫn rất hồn nhiên và vui vẻ.

Sau tin đồn bị cảnh cáo đuổi học, Phương Mỹ Chi vẫn vui vẻ đến trường 1
Sau tin đồn bị cảnh cáo đuổi học, Phương Mỹ Chi vẫn vui vẻ đến trường 5
Sau tin đồn bị cảnh cáo đuổi học, Phương Mỹ Chi vẫn vui vẻ đến trường 6
Trước đó, những tin đồn Phương Mỹ Chi lo chạy show mà bỏ học đã gây xôn xao và nhiều tranh cãi trong dư luận. Tuy nhiên, đại diện của trường Tây Úc - nơi cô bé đang theo học đã lên tiếng đính chính rằng đó chỉ là tin đồn bịa đặt. Đại diện nhà trường cho biết những lần Mỹ Chi tham gia The Voice Kidsđều có đơn xin phép và được sự chấp nhận của ban giám hiệu. Hiện cô bé đã đi học trở lại bình thường và không hề có một văn bản hay lời cảnh cáo đuổi học nào với cô bé. Trường Tây Úc hỗ trợ học bổng toàn phần bao gồm học phí, tiền ăn uống, sách vở cho Mỹ Chi cho đến khi cô bé tốt nghiệp lớp 12.

Sau tin đồn bị cảnh cáo đuổi học, Phương Mỹ Chi vẫn vui vẻ đến trường 7
Cân điện tử công nghiệp
Sau tin đồn bị cảnh cáo đuổi học, Phương Mỹ Chi vẫn vui vẻ đến trường 8
Hình ảnh trong lớp học của Mỹ Chi

Mày để cho nó một chút

Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc.
Cân sàn điện tử

Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út.

Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: - Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.

Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: - Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho.
Cân điện tử công nghiệp

Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: - Cô út, bác nói cô cho tôi... nắm tay cô một chút.
http:/candientuchatluongcao.com

Cô út sợ quá la toáng lên: - Má ơi! Anh này ảnh kêu...

- Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu!

Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: - Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ.

- Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho.

Anh ta lại xuống bếp: - Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái.
Cân bàn điện tử
Cô Út la lớn: - Má ơi! Anh này ảnh đòi...

- Thì mày cứ để cho nó một chút...

Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải “cho một chút...". Một thời gian sau, anh ta đã được ở... rể nhà bà cụ.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

ANH CHỈ GIẢ VỜ GIẬN EM THÔI, NHÓC Ạ!

Nó nói chia tay anh. Cứng rắn, không chút đau đớn trong lời nói. Anh đứng nhìn nó, nó quay đi, nước mắt lại chảy xuống mặt. Anh không đuổi theo nó...

***

Ai cũng cho rằng anh và nó thật khó để hòa hợp, một người khá ít nói, lạnh lùng, không bao giờ thể hiện cảm xúc và cũng không bao giờ người khác biết anh nghĩ gì.

Còn nó, một đứa lúc nào cũng nhí nhảnh như con nít, tính nó hơi bốc đồng, muốn làm việc gì là phải cố sống cố chết để làm bằng được, đôi khi nó còn thiếu suy nghĩ và chẳng cần biết những hành động của nó sẽ gây ra hậu quả gì.

Thế mà anh và nó lại yêu nhau, lũ bạn quay ra bảo: đúng là một đôi bù trừ cho nhau quá hợp lí. Nó cười nhìn anh hạnh phúc, có lẽ, nó yêu anh vì anh là anh, vì anh cứ nghiêm nghị, cứ lạnh lùng thế, cứ chẳng bao giờ đồng ý với bất cứ việc gì nó làm...

Nó sống vui vẻ với những điều giản dị, nó luôn đem đến cho người đối diện là nụ cười. Nó luôn biết cách làm cho người khác cảm thấy lạc quan và yêu đời hơn, nhưng nó, cũng luôn biết cách...phá hoại một cái gì đó hay là gây ra những hậu quả khó lường.

Anh bận rộn với hàng đống công việc, nó rong chơi và lang thang cả ngày không biết chán, nó có thừa thời gian để than vãn chán nản với anh, có thừa thời gian để bày ra hết trò này đến trò nọ trêu chọc anh. Nhưng tất cả đề giống như mọi lần anh đều nói một câu giống y hệt "em làm sai rổi đấy, học cách xin lỗi đi".

Nó khóc, biết bao lần anh làm cho nó khóc. Anh nói xong câu ấy rồi quay đi lạnh lùng, thậm chí một cái ôm cũng không hề có.

Anh lúc nào cũng giữ vẻ mặt nghiêm nghị, đôi khi nó thấy anh giống một pho tượng im lìm khó hiểu, và muốn khám phá được bên trong pho tượng đối với nó nhiều khi thật là khó khăn.

Nó thích nhắn tin, còn anh chỉ thích gọi điện nói vài câu cho nhanh, nó thích nhắn tin bởi như thế tình cảm và mới đúng là những người yêu nhau hơn. Nhưng anh không thích nhắn tin, bởi anh lúc nào cũng bận rộn. Nhiều lúc nó hụt hẫng khi ngồi cẩn thận soạn tin nhắn cho anh những lời lẽ yêu thương, nhưng nó đợi mãi chẳng thấy tin nhắn trả lời hay nếu có cũng chỉ là những dòng cụt lủn "ok" hay "uhm".

Có lẽ điểm khác biệt quá lớn là nó quá nhõng nhẽo, còn anh lúc nào cũng nghiêm nghị và cứng rắn.

Bạn bè nó thích tụ tập vào cuối tuần, lúc nào chúng cũng tha lôi theo người yêu đi cùng. Còn nó, lúc nào cũng lẻ loi đi một mình, nó buồn.Lũ bạn hỏi lúc nào nó cũng phải nói đỡ rằng anh đang bận này bận nọ, thật sự thì anh chẳng thích đi cùng với nó đến những chỗ như thế. Anh không thích ồn ào, anh nói là anh không đến để cho nó và đám bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng cái suy nghĩ ấy của anh sai lè, nó tin rằng, nếu có anh, nó sẽ vui hơn, vui hơn rất nhiều.

Nó ghét anh lúc nào cũng bận rộn, nó ghét anh lúc nào cũng hờ hững với nó, và nó còn ghét anh sao mà lúc nào cũng coi nó như đứa trẻ con. Nhưng nó biết, anh yêu nó, tình yêu của anh thật lạ, và tình yêu ấy làm cho nó chếnh choáng...

Sinh nhật đứa bạn của nó, bạn nó gọi điện mời anh đến, nó hồi hộp, không biết là anh có đến hay không?

Và rồi, anh đến, anh không đón nó, nó đi cùng bạn. Nhưng nó cũng cảm thấy vui vì cuối cùng anh cũng không làm nó thất vọng. Nhưng anh đến mang theo quà, ngồi một lúc rồi đứng dậy xin phép ra về, rất hờ hững quay ra bảo nó "em ở lại chơi với bạn nhé, anh bận phải về trước".

Nó không biết phải nói với anh như thế nào, nó đã mặc thật đẹp để tối nay khi anh đến sẽ nhìn thấy nó thật lộng lẫy, nhưng anh cũng chẳng đưa mắt nhìn nó một lần.

Nó uống thật nhiều rượu, nó còn không biết nó đã uống bao nhiêu rượu nữa, đầu óc nó chếnh choáng, choán cả tâm trí của nó là hình ảnh của anh. Tại sao nó lại yêu người như anh chứ, tại sao lúc nào anh cũng hững hờ? Nó chẳng thể nào trả lời được câu hỏi ấy, nó chỉ biết men say đang ngấm dần, và tất cả xung quanh nó mờ nhòe, trở thành ảo ảnh....

Nó tỉnh dậy, đầu đau như búa bổ. Hai con bạn nó cũng vẫn chưa tỉnh, mùi rượu nồng nặc, nó cảm thấy khó chịu, cổ họng như bị cào xé và bụng nó đau dữ dội có lẽ vì rượu khá mạnh.

Nó nhìn điện thoại, đã là 10h sáng. Anh nhắn tin hỏi xem nó đã tỉnh chưa. Trong trí nhớ, nó lờ mờ nhớ ra, hình như người đưa nó từ bữa tiệc sinh nhật chính là anh. Nó nhớ ra trên quãng đường anh đưa nó về, nó đã lải nhải bao nhiêu điều, nó đã trách móc anh, nó đã nói thẳng ra anh thật xấu xa khi từng ngày qua cứ hờ hững với tình yêu của nó.

Tự dưng khi nhớ ra mọi điều, nó cảm thấy thật xấu hổ, vì anh đã nhìn thấy nó trong bộ dạng ấy và nó đã nói bao điều không nên nói nữa. Nó lại gây thêm chuyện một lần nữa....

- Em đỡ mệt chưa?

- Em...vẫn còn mệt, đầu rất đau, cổ họng, bụng nữa. Nó ấp úng kể lể.

- Đã không biết uống rượu rồi còn uống nhiều như thế.

- Em...

- Người say rượu không bao giờ biết kiểm soát được hành động của mình, lần sau đừng có như thế nữa!

- Anh !!! anh không thèm quan tâm tại sao em lại như thế, anh chỉ biết trách mắng em thôi, anh thôi đi!

- Em trẻ con lắm, chẳng suy nghĩ trước khi làm bất cứ việc gì cả. Lần này anh giận đấy, em hãy tự suy nghĩ xem như thế đúng hay sai.

Anh cúp máy, nó biết nói gì hơn, mặc dù nó biết nó sai, nhưng chẳng lẽ anh không hề bao dung hơn cho nó hay sao, anh không dành cho nó một sự quan tâm thay vì trách mắng nó. Mà lí do nó trở nên như thế là bởi anh, anh mới là người đáng trách...

Nó khóc, nước mắt có vị mặn chát, nó đau, trái tim nó đau đớn vì anh. Mọi thứ xung quanh mờ nhòe, vụn vỡ. Anh chưa bao giờ dành cho nó một vị trí đúng như là người yêu, liệu nó có thể tiếp tục được nữa không? Không, nó không thể, nó cảm thấy mệt mỏi.

Tình yêu và nước mắt, thứ nào có vị xót xa hơn?

Nó nói chia tay anh. Cứng rắn, không chút đau đớn trong lời nói. Anh đứng nhìn nó, nó quay đi, nước mắt lại chảy xuống mặt. Anh không đuổi theo nó...

Một ngày, hai ngày, ba ngày....Anh vẫn không liên lạc với nó.

Ba ngày, bốn ngày....một tuần trôi đi. Điện thoại của nó vẫn không thấy nhạc chuông quen thuộc rung lên.

Nó muốn gặp anh, nó muốn nói với anh rằng nó nhớ anh, rất nhiều. Nó biết nó đã sai. Giờ đây, không có ai nhắc nó ăn uống, cũng chẳng có ai đủ kiên nhẫn ngồi lắng nghe những câu chuyện ẩm ương của nó và cũng chẳng một vòng tay thật chặt,một bờ vai thật vững chắc mỗi khi nó mỏi mệt.

Hôm nay là sinh nhật anh. Mưa, mưa to, nó đi dưới mưa, mặc kệ nước mưa xối xả. Bước chân nó tự tìm đến nơi quen thuộc, nó nhìn mọi thứ xung quanh. Nó nhớ anh biết bao nhiêu...Nó đã sai thật rồi, nó đã làm bao nhiêu chuyện sai, bao nhiêu chuyện ngốc nghếch nhưng anh đều tha thứ cho nó. Nhưng lần này, có lẽ...Nó sợ lời chia tay...

- Xem có ai ngốc như em không? Đi dưới mưa mà chẳng đem theo ô.

- Anh...giọng nó run run.

- Anh xin lỗi, anh sai rồi.

Nó ôm lấy anh, nó khóc, nước mắt vì uất ức, nước mắt vì hạnh phúc. Nó đã nhớ anh biết bao nhiêu. Nó muốn biết anh có còn giận nó nữa không. Nó muốn biết mọi thứ lâu nay nó vẫn thắc mắc...

"Anh muốn nói cho em biết rằng, anh yêu em. Nhưng đôi khi anh sợ, anh phải tự nghiêm khắc với em, vì anh muốn em có bản lĩnh hơn và biết suy nghĩ hơn. Anh sợ nếu anh cũng nhu nhược thì tình yêu của chúng ta sẽ mong manh. Đừng khóc nữa nào, anh chỉ giả vờ giận em thôi."

Hóa ra tình yêu vài nước mắt còn có những dư vị khác.

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

bức thự đến từ địa ngục

Một người đàn ông lên đường đi nghỉ hè lúc vợ của anh ta đi công tác chưa kịp về. Họ sắp xếp kế hoạch gặp lại nhau vào ngày hôm sau. Tới nơi, anh ta vội vàng gửi e-mail về cho vợ. Do đánh sai địa chỉ, bức thư của anh ta thay vì được chuyển về cho vợ, thì nó lại đến một phụ nữ có chồng vừa qua đời ngày hôm trước. Khi người vợ góa tội nghiệp nọ mở hộp thư, bức thư vừa hiện ra bà ta thét lên một tiếng khủng khiếp, té xuống sàn nhà và chết thẳng cẳng. Nghe tiếng thét, người nhà chạy vào phòng thì chỉ thấy một bức thư trên màn hình máy tính:
"Vợ yêu quý nhất của anh, anh vừa đến nơi. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn để đón em vào ngày mai. Người chồng yêu quý nhất của em!"

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

cân bàn điện tử Tân Hoàng Mai- uy tín chất lượng

Công ty cân điện tử Tân Hoàng Mai là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vự cung cấp cân điện tử . đặc biệt là các loại cân bàn điện tử công ty nhập khẩu trực tiếp từ các nước như: Mỹ, Hà Lan , Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,...

Thông tin chi tiết sản phẩm:
-  Cân bàn được sản xuất tại Việt Nam do Công ty CP Thiết bị Đo lường Đông Đô lắp đặt và sản xuất năm 2012
- Khung bàn cân: Bằng thép, được sơn tĩnh điện, chống gỉ, mẫu mã đẹp, kiểu dáng thanh, gọn & vững chắc.
Mặt bàn cân: bằng Inox, vát tròn 4 góc
- Bộ chỉ thị XK3190YHT3, A12 hãng Yaohua- Đài Loan
Thông số kỹ thuật:
Khung bàn cân: Mức cân max/bước nhảy
- 350x450: 30kg-60kg/5g-10g
- 400x500: 60kg-100kg-150kg/10g-20g-20g
- 420x520: 100kg-150kg-200kg-300kg/20g-20g-50g-50g
- 450x600: 100kg-150kg-200kg-300kg/20g-20g-50g-50g
- 500x700: 300kg-500kg/50g-100g
-  Chức năng cân: cân thông thường, đếm, trừ bì, cộng dồn

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Bốn bị cáo hãm hiếp nữ sinh đối mặt án treo cổ

TTO - Một tòa án Ấn Độ ngày 10-9 đã phán quyết có tội đối với 4 người đàn ông liên quan đến vụ cưỡng hiếp nữ sinh y khoa nước này trên một chuyến xe buýt cuối năm 2012, theo Reuters.
Phiên tòa diễn ra dưới sự quan tâm theo dõi của đông đảo người dân cũng như cánh báo giới trong và ngoài nước, bởi vụ cưỡng hiếp này đã gây chấn động và phẫn nộ dẫn đến biểu tình rộng khắp trên cả Ấn Độ.
Theo BBC, cái chết của nữ sinh 23 tuổi này đã trở thành trường hợp đặc biệt buộc giới lập pháp Ấn Độ ban hành luật mới - tử hình - nhằm trừng phạt hành vi phạm tội tình dục và đã gây tranh cãi toàn quốc về cách đối xử với phụ nữ tại quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới này.
Đồng thời vụ việc thu hút sự quan tâm của hàng chục ngàn người dân thành thị Ấn Độ bởi tính chất tàn nhẫn và man rợ của vụ việc khi xảy ra tại miền nam Delhi. Bốn bị cáo đã tra tấn và hãm hiếp nữ sinh trên suốt chuyến xe buýt định mệnh ngày 16-12-2012, đồng thời đánh trọng thương người bạn trai đi cùng nữ sinh này trước khi ném cả hai nạn nhân xuống đường trong tình trạng khỏa thân nửa tỉnh nửa mê.
Luật sư V. K. Anand của một trong bốn bị cáo cho biết tòa sẽ tuyên án vào ngày mai 11-9, với nhiều khả năng bản án tử hình bằng hình thức treo cổ dành cho cả bốn bị cáo.

Tại phiên tòa ngày hôm nay 10-9, cả bốn người này đều phủ nhận mọi cáo buộc.
Ấn Độ cấm gọi tên nạn nhân nữ vốn xuất thân từ tầng lớp thấp trong xã hội này nhưng giới truyền thông Ấn Độ vẫn gọi cô bằng cái tên “Nirbhaya” - một từ trong tiếng Hindu có nghĩa là sợ hãi.
Bốn bị cáo là nhân viên vệ sinh xe buýt Akshay Kumar Singh, hướng dẫn viên phòng tập thể hình Vinay Sharma, nhân viên bán trái cây Pawan Gupta và người thất nghiệp Mukesh Singh.
Bị cáo thứ năm của vụ án, như BBC đưa tin, đã treo cổ tự tử trong tù.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Mỹ 'xoay trục' về Đông Nam Á, chặn yết hầu trên biển
TPO-Hôm nay tờ Bắc Kinh nhật báo đăng tải bài viết về chiến lược mới “xoay trục” của Mỹ, nhận định đây thực sự là một mũi tên trúng hai đích, có thể chặn đứng được yết hầu trên biển của các nước Đông Bắc Á.

Bắc Kinh nhật báo phân tích trong lúc Mỹ đang tập trung lực lượng thúc đẩy chiến lược “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” thì mới đây ông Danny Russel – người vừa nhậm chức Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ đã đề ra chiến lược mới “tái tái cân bằng”. Chiến lược này chỉ rõ Đông Bắc Á vốn rất quan trọng, nhưng Mỹ cần coi trọng khu vực Đông Nam Á hơn.
3 điểm tựa cho chiến lược 'tái cân bằng châu Á'
Theo hãng tin AP của Mỹ, ông Danny Russel cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ, nhưng có thể sẽ điều chỉnh ở hai vấn đề: Một là tiến hành “tái tái cân bằng”, hai là thúc đẩy chiến lược đa nguyên hóa. Vì trong chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ, Đông Bắc Á chiếm vị trí nổi bật nhất nhận được sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên thực ra khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương lại đáng để Mỹ tăng cường tiếp xúc và can thiệp nhiều hơn, tức tiến hành “tái tái cân bằng”.
Ông Danny Russel năm nay 59 tuổi, năm 2009-2011 là người phụ trách các sự vụ liên quan đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên trong Ủy ban an ninh quốc gia Nhà Trắng, sau đó chuyển sang làm trợ lý đặc biệt của tổng thống và quan chức cao cấp phụ trách các sự vụ châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban an ninh quốc gia, là một trong những trợ thủ đắc lực cho chính quyền tổng thống Obama thúc đẩy chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ.
Theo ông Danny Russel, chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ có 3 điểm tựa chính: Một là tăng cường và làm sâu sắc hóa mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và các nước đồng Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Philippines; Hai là tăng cường xây dựng cơ chế, tham gia sâu vào các diễn đàn an ninh liên minh khu vực của các nước Đông Nam Á, cơ chế hội nghị thượng đỉnh khu vực Đông Á; Ba là cùng với các nước lớn mới nổi trong khu vực, đạc biệt là Trung Quốc xây dựng mối quan hệ tốt hơn, vức chắc hơn.
Về vấn đề đa nguyên hóa chiến lược, ông Danny Russelchỉ ra rằng, cố nhiên “sức mạnh cứng” như sức mạnh quân sự là nền tảng của chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ, tuy nhiên “sức mạnh mềm” về kinh tế, năng lượng, giáo dục, quan niệm giá trị, ngoại giao công chúng... mới tạo ra sự ảnh hưởng quan trọng và lâu dài. Chính vì thế, Mỹ cần quan tâm cả các lĩnh vực trên, cố gắng tạo ra sự đa nguyên hóa về chiến lược.

Viện trợ quân sự cho Đông Nam Á tăng 50%
Theo trang thông tin của quân đội Mỹ Stars and Stripes, trong chuyến thăm Malaysia và hội đàm với người đồng cấp tại Kuala Lumpur vào ngày 25-8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo Lầu Năm Góc đang có ý định tăng 50% kinh phí tài trợ để ủng hộ quân đội các nước Đông Nam Á giúp họ tăng cường huấn luyện. Ông Hagel nói: “Dự toán mới nhất của chúng tôi gồm 90 triệu USD chi cho các dự án tài trợ về quân sự cho khu vực Đông Nam Á và dự án giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế, tăng 40% so với 4 năm về trước”.
Theo Stars and Stripes, khoản viện trợ quân sự này sẽ giúp các nước Đông Nam Á mua vũ khí của Mỹ. Với vai trò là một phần của chiến lược điều chỉnh lực lượng quân sư tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, Lầu Năm Góc còn đang từng bước thúc đẩy các hoạt động như tăng cường bán vũ khí và chuyển giao công nghệ quân sự.
Tàu sân bay USS George Washington thao diễn cùng quân đội Maylaysia. Ảnh: Máy bay tiêm kích Su-30 MKM của không quân Malaysia bay phía trên mẫu hạm Mỹ.
Tàu sân bay USS George Washington thao diễn cùng quân đội Maylaysia. Ảnh: Máy bay tiêm kích Su-30 MKM của không quân Malaysia bay phía trên mẫu hạm Mỹ..
Trong thời điểm các nước Đông Nam Á muốn giám sát chặt chẽ hơn hải vực ven biển của nước mình, Lầu Nam Góc ngỏ ý sẵn sàng giúp đỡ, bao gồm cung cấp tàu thuyền và máy bay trinh sát trên không, tổ chức tập trận chung và triển khai các hoạt động khác. Một quan chức cao cấp của Bộ quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ sẽ tăng cường số lượng tàu chiến đồn trú tại châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ đã đạt được những thỏa thuận với một số quốc gia để phép tàu chiến, máy bay và binh lính được thay đổi luân phiên ở các cảng khẩu và sân bay quan trọng.
Nguồn tin cho biết, Cơ quan chống đe dọa quốc phòng Mỹ (DTRA) sẽ thiết kế và xây dựng hệ thống thống an ninh biên giới trên biển cho Philippines. Hợp đồng này là hợp đồng an ninh đầu tiên mà Lầu Năm Góc ký kết với các nước Đông Nam Á. Theo sắp xếp của hợp đồng này, nhà thầu quân sự Raytheon của Mỹ sẽ thiết kế và xây dựng một trung tâm giám sát hải dương quốc gia, các số liệu thu thập từ nhiều kênh khác nhau sẽ được đưa về trung tâm này. Công ty Raytheon còn chế tạo, lắp đặt và huấn luyện việc sử dụng hệ thống nhận biết tự động cho chính phủ Philippines
Chiến lược mới “một mũi tên trúng hai đích”
Các nhà phân tích của Trung Quốc cho rằng Mỹ đưa ra chiến lược “tái tái cân bằng” chỉ là để đánh lạc hướng thế giới, thực chất vẫn là phục vụ cho chiến lược “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương”. Hiện nay, tình hình khu vực Đông Bắc Á khá phức tạp, mọi sự điều chỉnh lực lượng của quân đội Mỹ đều khiến các nước trong khu vực này quan tâm và phản ứng mạnh mẽ. Tại khu vực Đông Nam Á thậm chí một số nước còn coi Mỹ là “chỗ dựa”, ủng hộ nhiệt tình. Điều quan trọng hơn là, hành động này còn có thể chặn đứng được yết hầu trên biển của các nước Đông Bắc Á.
Hiện Mỹ lợi dụng căn cứ quân sự Mỹ đóng tại Nhật Bản để kiểm soát hầu hết các con đường ra vào Thái Bình Dương của Đông Bắc Á, bao gồm eo biển Triều Tiên, eo biển giữa các đảo trên quần đảo Ryukyu. Hơn nữa, nếu men theo eo biển tiến về phía Nam, quân đội Mỹ chỉ cần dịch chuyển binh lực một chút là có thể kiểm soát eo biển Đài Loan, hay nói các khác là kiểm soát được hải khẩu chiến lược của Trung Quốc
Mỹ đồn trú 4 tàu tác chiến ven bờ tại Singapore nhằm đề phòng các sự cố bất ngờ ở khu vực Biển Đông và eo biển chiến lược Malacca
Mỹ đồn trú 4 tàu tác chiến ven bờ tại Singapore nhằm đề phòng các sự cố bất ngờ ở khu vực Biển Đông và eo biển chiến lược Malacca.
Trung Quốc nhận định Biển Đông là tuyến đường chiến lược trên biển của các nước Đông Bắc Á, cho dù xét trên góc độ kinh tế hay quân sự, đối với sự phát triển kinh tế của các nước Đông Bắc Á và các nước duyên hải đều có vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù bị ảnh hưởng do cắt giảm ngân sách chi cho quốc phòng, quân đội Mỹ đã đóng cửa một số căn cứ quân sự ở nước ngoài, nhưng căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á không những vẫn được duy trì mà Mỹ còn tăng số lượng quân đồn trú tại các căn cứ này.
Bắc Kinh nhật báo bực bội cho rằng việc Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho một số nước Đông Nam Á, nâng đỡ các nước này phát triển lực lượng, để các nước này trở thành “lính đánh thuê” của Mỹ, còn có thể chia sẻ và giảm bớt áp lực cho quân đội Mỹ. Rõ ràng chiến lược “xoay trục” của Mỹ là một mũi tên trúng hai đích.