Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Man City đối mặt Barca: Đôi công là tự sát!!!

Không thể áp đặt trước Barca
Khá nhiều nhà chuyên môn, trong đó có Mourinho và Wenger, cho rằng ở cuộc đấu lần này, Man City không cần phải sợ hãi Barcelona. Lý do là Barca đã mất dần “chất” tiki-taka dưới thời Martino và nhiều vị trí từng là trụ cột của đội bóng cũng không còn ở đỉnh cao phong độ. Barca đang đi dần vào giai đoạn thoái trào, chấm dứt hơn nửa thập kỷ thống trị thế giới. Trong khi Man City, ngược lại, mới bắt đầu đặt nền bóng cho một chu kỳ thành công ở tương lai gần với sự tiến bộ rõ rệt trong mùa giải năm nay.
Nhưng liệu những nhận định của Mourinho hay Wenger có phải là mơ hồ? Barca trên thực tế là ĐKVĐ La Liga, đang dẫn đầu sân chơi quốc nội này và đã lọt tới trận chung kết cúp Nhà vua. Ở Champions League, họ tiến bước vững chắc để chiếm lợi thế ở vòng knock-out sau khi dẫn đầu vòng bảng (được đá lượt về trên sân nhà). Khủng hoảng là khủng hoảng nào khi Barca vẫn thắng liên tục ngay cả trong hơn 2 tháng thiếu Messi?
Man City đối mặt Barca: Đôi công là tự sát - 1
Không mạnh như thời Pep nhưng Barca vẫn rất đáng sợ với bộ đôi Messi - Neymar
Thực ra, nếu nhìn vào lối chơi, Mourinho và Wenger có lý. So với giai đoạn thống trị ở kỷ nguyên Pep Guardiola, rõ ràng những màn trình diễn trong khoảng 1 năm trở lại đây của Barca kém thuyết phục hơn nhiều. Barca vẫn có rất nhiều lần thắng đậm các đối thủ, mà mới nhất là “trận đánh tennis” trước Vallecano. Nhưng cái cảm giác thắng tuyệt đối một cách đã mắt, cũng như vận hành lối chơi khoa học và an toàn đã không còn nữa. Barca bây giờ dễ thủng lưới hơn và cũng mất dần sự mềm mại, uyển chuyển của nghệ thuật tiki-taka.
Mặc dù vậy, do vẫn sở hữu trong đội hình bộ khung đã mang về vô số thành công những năm qua nên việc chiếm lợi thế về kiểm soát bóng để áp đặt lối chơi trước Blaugrana vẫn là một bài toán khó cho mọi đội bóng. Trước những đối thủ yếu hơn, Barca thường cầm bóng khoảng 70%. Nhưng ngay cả khi Martino yêu cầu các học trò đá phòng ngự phản công như ở hiệp hai trận siêu kinh điển lượt đi Liga mùa này, Barca vẫn có thời lượng cầm bóng nhiều hơn Real tới 10% (55 so với 45). Xa hơn, dù thua nhưng ở hai lượt trận gặp Bayern năm ngoái, Barca kiểm soát bóng hơn đối thủ trung bình mỗi trận 20%.
Pellegrini có sẵn sàng “hạ mình”?
Man City là một đội bóng ưa thích tấn công, giống như Real và Bayern. Ở Premier League mùa này, khả năng áp đặt thế trận là một trong những tiến bộ rõ nét nhất mà người ta nhận thấy ở The Citizens. Họ luôn chủ động cầm bóng (trung bình 58%), kiểm soát cuộc chơi, giữ thế trận và tấn công ào ạt mỗi khi có cơ hội. Đó là hình ảnh của thứ bóng đá sexy mà người ta thường thấy ở những đội bóng được dẫn dắt bởi Pellegrini.
Triết lý của nhà cầm quân người Chile luôn là tấn công và ghi bàn. Ở Villarreal, Real hay Malaga, Pellegrini luôn giữ vững triết lý ấy. Nhìn vào những gì mà các đội bóng kể trên đã từng thể hiện, rõ ràng đó là niềm kiêu hãnh trong cá tính dụng binh của Pellegrini. Nhưng bóng đá không chỉ có tấn công. Người ta thành công chủ yếu nhờ phòng ngự. Nói cách khác, phòng ngự là nền tảng quyết định khả năng tấn công.
Man City đối mặt Barca: Đôi công là tự sát - 2
Các tiền vệ trung tâm Man City sẽ giữ vai trò cực kỳ quan trọng
Ngay cả một Barcelona đẹp lung linh dưới thời Pep cũng ý thức rõ nhiệm vụ phòng ngự. Đó là lý do họ tập luyện ngày đêm để giữ bóng càng lâu càng tốt. Giữ bóng lâu là cách phòng ngự tốt nhất. Nhưng như thế là chưa đủ. Barca còn rất giỏi ở việc pressing toàn mặt sân hòng bóp nghẹt mọi khoảng trống mỗi khi đối phương cướp được bóng và tổ chức tấn công.
Man City cần sự tỉnh táo trước trận đấu này. Đôi công sẽ là mạo hiểm lớn vì họ cầm bóng và pressing đều kém hơn Barca. Hãy nhớ rằng trong khi kiểu chơi ấy là sở trường đã “ngấm vào máu” đối thủ thìMan City mới chỉ được huấn luyện bởi Pellegrini chưa đầy 1 năm. Đội chủ sân Etihad đang trong thời kỳ xây dựng lối chơi chứ chưa thực sự hoàn thiện được lối chơi ấy. Hơn nữa, trận này họ còn thiếu Aguero - niềm hy vọng lớn nhất trên hàng công. Một Chelsea thực dụng đến tàn nhẫn của Mourinho mới đây đã cho Man xanh một bài học về tính hiệu quả.
Rất may là sau trận thua Chelsea, Pellegrini đã tỉnh táo hơn để thắng lại chính đối thủ này ở cúp FA. Đó là cơ sở để NHM Man xanh tin tưởng vào những tính toán hợp lý của chiến lược gia 66 tuổi trước trận đại chiến đêm nay. Cách tiếp cận trận đấu và khả năng theo đuổi đến cùng chiến thuật ấy sẽ là mấu chốt mang về thành công cho Man City. Nếu chấp nhận ở cửa dưới, Pellegrini sẽ dễ lên chiến thuật hơn. Tất nhiên, Man xanh cần tính khoa học, quyết tâm cao độ và hiệu quả tối đa trong từng đường bóng để hạ gục thế lực tới từ Catalunya.
3000 cule tới Manchester cổ vũ Barca
Sân Etihad có sức chứa 47.800 chỗi ngồi nhưng Barca chỉ được cấp 3000 vé cho trận đại chiến đêm nay. Dĩ nhiên, vé đã được bán hết sạch và 3000 CĐV Barca sẽ tới Etihad cổ vũ đội bóng con cưng. Trước giờ bóng lăn, nhiều cule bày tỏ sự lạc quan vào chiến thắng của đội bóng bởi họ tin rằng Champions League coi trọng yếu tố kinh nghiệm và xét về điểm này, Man City thua kém hoàn toàn Barca.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Cựu thủ tướng Trung Quốc phản pháo tin đồn sở hữu hàng tỷ USD!!!

(Dân trí) - Trong bức thư gửi tới một tờ báo của Hồng Kông mới đây, cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khẳng định sự vô tôi và thanh liêm của mình, sau khi một tờ báo Mỹ khẳng định gia đình ông sở hữu khối tài sản hàng tỷ USD.

Cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong một bức ảnh chụp cùng ông Ng
Cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong một bức ảnh chụp cùng ông Ng
Thông tin trên được tờ Ming Pao của Hồng Kông đăng tải ngày 18/1 vừa qua. Trong bức thư ông Ông Gia Bảo khẳng định:
“Tôi chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ dính líu đến vụ việc lạm dụng quyền lực nào để trục lợi cá nhân bởi không có lợi ích nào có thể làm lung lay niềm tin của tôi”, ông Ôn Gia Bảo viết trong một bức thư gửi cựu đại biểu quốc hội Trung Quốc Ng Hong-mun hôm 27/12 năm ngoái.
Ông Ng là một cây viết bình luận kỳ cựu, đã tiết lộ nội dung bức thư trong bài viết mới được đăng tải trên tờ Ming Pao
Hồi tháng 10/2012, tờ The New York Times của Mỹ từng gây xôn xao khi đăng tải bài điều tra khẳng định gia đình ông Ôn Gia Bảo cùng họ hàng đã tích lũy được khối tài sản bí mật lên tới 2,7 tỷ USD trong thời gian ông giữ chức thủ tướng Trung Quốc.
Tháng 11/2012, ông Ôn Gia Bảo đã thôi giữ chức thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc trước khi nghỉ hưu, thôi chức thủ tướng nước này hồi tháng 3 năm ngoái.
“Tôi muốn hoàn tất hành trình cuối cùng của mình trên thế giới này một cách tốt đẹp. Tôi xuất hiện trên đời với hai bàn tay trắng và tôi muốn để lại một thế giới trong sạch”, vị cựu thủ tướng viết.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, thời gian qua ông Ôn Gia Bảo đã phải chịu áp lực chứng tỏ sự minh bạch sau khi một cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị khác là Chu Vĩnh Khang được cho là đang bị điều tra tham nhũng.
Nhiều tuần qua, đã rộ lên những tin đồn rằng một công bố về kỷ luật với ông Chu chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hàng chục cựu cộng sự và thuộc cấp của vị quan chức này đang bị điều tra tham nhũng, trong đó có ông Tưởng Khiết Mẫn, một người thân tín của ông Chu và từng là chủ tịch Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc.
Zhang Lifan, một nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh, cho rằng ông Ôn có lí do để lo ngại giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Tập Cận Bình đang ngày một mở rộng.
“Những tin đồn từ báo giới không phải lúc nào cũng không đáng quan tâm, và chúng có thể được các đối thủ của ông Ôn Gia Bảo tận dụng trong một cuộc tranh giành quyền lực”, Zhang nói.
Gia đình ông Ôn Gia Bảo đã không tiến hành kiện tờ The New York Timesnhư họ đe dọa sau khi tờ báo này đăng tải bài viết nêu trên.
Ông Zhang cho rằng bức thư của ông Ôn Gia Bảo là một nỗ lực khác nhằm bác bỏ sự liên quan của mình.

Ông Ng khẳng định đã làm bạn với vị cựu thủ tướng thông qua hoạt động viết lách, và ông được mời tới Bắc Kinh tháng 4/2011 để dự một cuộc họp và tiệc chiêu đãi với ông Ôn Gia Bảo. Ông Ng cho biết ông Ôn đã gửi cho mình bức thư trên để trả lời cho một bài báo ông Ng viết về cuốn sách của vị cựu thủ tướng, xuất bản hồi tháng 10 năm ngoái.
Không chỉ những sao nữ, mà ngay cả các sao nam cũng ‘méo mặt’ vì những lời đề nghị không mấy hay ho.
Trong khi scandal người mẫu bán dâm lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt, "bà mẹ nhí" Angela Phương Trinh lại vô tư khoe rằng có đại gia sẵn sàng trả cô 20.000 USD chỉ để gặp 20 phút. Nhiều người cho rằng, việc Phương Trinh cố tình tiết lộ chuyện đại gia gạ tình thực chất chỉ để đánh bóng tên tuổi, tạo thị phi nhằm có được sự chú ý của dư luận. Cô cũng nhận được không ít lời chỉ trích từ cộng đồng mạng.
Là 1 hot girl nổi tiếng xinh đẹp, gợi cảm, Tâm Tít cũng không ít lần bị làm phiền vì những lời gạ gẫm “khó chịu”. Cô liên tục bị làm phiền bởi những cuộc gọi và tin nhắn với nội dung như: "Mời em đi uống nước, rồi hết bao nhiêu tiền anh trả". Dù rất tức giận và khó chịu, nhưng hot girl này cũng đành im lặng. Cô cho biết, sau nhiều lần như vậy, cô đã không còn bận tâm đến những tin nhắn hay cuộc gọi kiểu như thế nữa.

Nữ diễn viên Mỹ Dung – người được coi là "bản sao của Việt Trinh” tiết lộ, lúc mới bắt đầu đi diễn, cô đã nhận được lời mời rất khiếm nhã từ phía một đạo diễn: "Hồi tôi mới đi đóng phim, khi ấy chưa biết gì. Có một đạo diễn mời tôi đi uống nước. Vừa gặp tôi, họ đã đề cập chuyện tế nhị. Họ nói với tôi: 'Nếu em chưa trải qua, làm sao em đóng được cảnh đó?'. Tôi từ chối luôn và nói, người diễn viên phải tưởng tưởng ra để đóng, chẳng lẽ, đóng cảnh giết người phải giết người thật sao? Sau buổi gặp đó, tôi từ chối và người đàn ông này cũng không liên lạc với tôi nữa".
Chuyện người mẫu bị gạ tình không phải là hiếm. Thậm chí, rất nhiều người mẫu, Hoa hậu không giữ được mình đã sa vào những scandal, thậm chí trở thành gái bán dâm. Là 1 chân dài thẳng thắn, Hà Anh chia sẻ cô cũng từng bị gạ tình: "Chuyện gạ tình đến với tôi vài lần nhưng tôi luôn đứng ngoài. Tôi làm người mẫu đã cọ xát rất nhiều nên hiểu môi trường này. Những chuyện phức tạp, thị phi ở showbiz rất nhiều nhưng tôi nghĩ cái quan trọng là mình muốn gì và làm gì.”
Không chỉ các sao nữ, mà ngay cả các sao nam cũng bị “gạ tình”. Vốn gắn bó với công việc casting cho nhiều tác phẩm, khi được hỏi đã bao giờ anh nhận được lời gạ gẫm đổi tình lấy vai diễn chưa, Minh Thuậnthẳng thắn: "Làm sao không có! Tôi từng nhận được vài lời đề nghị khiếm nhã. Tuy nhiên, chúng ta không nên nói ra".
Dù chỉ đứng ở phía sau sân khấu, song những thành công của các ca khúc mà Nguyễn Văn Chung viết đã khiến anh trở thành 1 gương mặt có sức hút. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ anh đã từng nhận được những lời gợi ý về việc “đổi tình lấy ca khúc”.
Không bị gạ tình, nhưng ca sĩ Trung Quân lại được yêu cầu…diễn xuất quá đà trong 1 buổi từ thiện. Anh chia sẻ trên trang cá nhân 1 cách đầy bức xúc về việc anh được mời tham gia một chương trình từ thiện của một doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, ngoài việc phải cầm theo túi xách có logo của doanh nghiệp để phát quà cho người nghèo và phải cố gắng tiếp cận gần với phóng viên để chụp hình, doanh nghiệp này còn yêu cầu anh khóc để gây ấn tượng. Quá bức xúc, Trung Quân đã từ chối thẳng thừng.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

sành điệu bất chấp hình thể
Là một cô gái gốc Á, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất nắng gió California. Điều kiện sống khiến phong cách của Allison Teng cũng nhuốm đầy hơi thở nhiệt đới. Cô yêu thích những mẫu giày dép sandal, váy mỏng, váy maxi và cả các gam màu neon rực rỡ, chói lọi. Bên cạnh đó, cô cũng thích sử dụng gam màu đen để khiến mình trông thanh mảnh, duyên dáng hơn. 
Allison Teng cho rằng, nếu một cô gái béo muốn mặc đẹp và sành điệu, cô ta cần biết cách bỏ bớt ra khỏi đầu những quy tắc ăn mặc cũ kỹ, khuôn mẫu. Chẳng hạn như không được mặc đồ kẻ sọc ngang, váy ôm, váy in hoa to bản, màu trắng, đồ da.... Thay vì đó hãy thứ hết tất cả như một cách trải nghiệm chúng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.  Cũng chính bởi sự can đảm này khiến tủ quần áo của Allison rất phong phú và đa dạng. 
Cứ như vậy, hình ảnh của một cô gái mũm mĩm Allison  thích ăn vận thời thượng luôn là một trường hợp rất thú vị trong thời trang. Nó cho thấy rằng, dù với bất cứ dánh hình nào, bạn vẫn có thể mặc đẹp miễn là dám thử nghiệm.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Tiết lộ khủng khiếp của mẹ siêu mẫu Ngọc Thúy

 Qua lời kể của mẹ người đẹp, cô không chỉ tranh chấp tài sản ly hôn mà cuộc sống hiện tại không hạnh phúc, dính đến nghi án dùng chất gây nghiện và tính cách thay đổi.
Siêu mẫu Ngọc Thúy chửi mắng, đuổi bố mẹ ra khỏi nhà
Bà Nguyễn Thị Bê (mẹ siêu mẫu Ngọc Thúy) buồn bã khi nhắc đến con gái, bà cho biết, sau cuộc hôn nhân với đại gia Nguyễn Đức An, Ngọc Thúy qua Mỹ sống cùng hai con gái. Chỉ sau đó một khoảng thời gian ngắn, cô cặp kè với một người nổi tiếng trong giới chứng khoán ở Việt Nam.
Trước đây, trong thời kỳ du học, cô quen biết người này. Sau đó, khi người này về làm việc ở TP.HCM đã liên lạc trở lại và hẹn hò. Điều đáng nói, mặc dù mang danh đại gia nhưng có khoảng thời gian anh này phải đến ở nhờ một căn hộ của cô tại tòa nhà Avalon (quận 1, TP.HCM). Bà không đồng tình con gái cho biết, người này có nhà tại quận 2 nhưng đang sửa chữa.
ngọc thúy, người mẫu
Siêu mẫu Ngọc Thúy và chồng cũ, ông Nguyễn Đức An.
Về sau, khi Ngọc Thúy sang Mỹ, có lần người này đã tìm đến van xin về Việt Nam mua giúp 5 tỷ cổ phiếu nếu không sẽ liên lụy đến pháp luật. Không lâu sau, cô đã đưa cả gia đình về Việt Nam. Cô rút tiền của mình, đồng thời nhờ mẹ rút tiền mình đã gửi trước đó mua cổ phiếu. Sau này, bà Bê được biết, số cổ phiếu đó có giá gốc, vài ba năm sẽ lời, cổ tức được chia 200 triệu đồng vào tháng 6 hàng năm.
Để khẳng định lời mình nói là thực, bà nhấn mạnh, tất cả điều này cô Th., kế toán công ty nhà An nắm khá rõ. Sau lần "mua giúp" cổ phiếu đó, bà không thấy người đàn ông kinh doanh chứng khoán xuất hiện trong cuộc đời của con gái nữa.
Khi nhắc đến những mối tình của con gái, bà Bê tỏ ra khó chịu khi nhắc đến một người đàn ông tên Tr.. Người này là luật sư. Ngọc Thúy và Tr. gặp nhau trong các vũ trường. Về sau, khi cuộc tranh chấp tài sản với đại gia Đức An, cô đã thuê Tr. làm luật sư bảo vệ cho mình. Khi sang Mỹ thăm con gái, bà bất ngờ khi thấy hai người đang sống chung. Đối với bà, Tr. là người đàn ông không tốt.
ngọc thúy, người mẫu 
Siêu mẫu Ngọc Thúy và 2 cô con gái chung với chồng cũ.
Có lúc, ông Tr. cùng Ngọc Thúy về Việt Nam. Bà Bê cho rằng, Tr. sống chung với con gái chỉ vì thấy có nhiều tài sản. Vì điều này, Tr. đã ra sức giúp con gái bà giành tài sản đối với chồng trước. Trở về Mỹ, hai người vẫn tiếp tục sống với nhau và Ngọc Thúy sinh thêm một cậu con trai. Điều khiến bà day dứt nhất là từ khi có thêm con trai, Ngọc Thúy buông thả, không chăm lo cho cuộc sống của hai đứa con gái đầu.
Theo lời bà Bê, cuộc sống của Ngọc Thúy với luật sư Tr. không được hạnh phúc, thường xuyên gây gổ, cãi vã nhau, đánh nhau. Nhiều vật dụng trong nhà nát tan vì những lần "cơm không lành, canh không ngọt". Lắm khi con gái gọi điện về khóc lóc khiến bà vô cùng đau khổ. Bà khuyên cô nên tránh xa Tr. và con gái cũng làm theo. Nghe cô nói thế, bà rất vui vì cuộc sống con gái có thể trở về bình thường như ngày xưa.
Không chỉ thế, có thời gian vợ chồng bà sang Mỹ sống cùng, Ngọc Thúy nhờ bà tìm mọi cách để đuổi Tr. ra khỏi nhà. Có lúc, Ngọc Thúy làm mạnh tay, đuổi Tr. ra khỏi căn hộ, người này lại van lơn cho ở lại. Mặc dù mang danh là luật sư, nhưng Tr. không có tiền bạc gì, sống chủ yếu dựa dẫm vào tài chính của người tình. Hiện nay, hai người đang sống trong một căn hộ thuê ở Mỹ với giá 6.000 US/tháng do chính Ngọc Thúy trả.
Điều khiến bà Bê đau khổ nhất là mặc dù Ngọc Thúy đang sống trong căn hộ chính mình thuê nhưng lắm khi quá buồn nên phải đi nơi khác để quên sầu muộn. Còn luật sư Tr. mặc dù trắng tay nhưng muốn khuếch trương sự giàu có, thanh danh, thành đạt nên lâu lâu lại dẫn bạn về căn hộ này chơi.
Ngọc Thúy mặc dù đang nắm giữ một số tài sản lớn nhưng không có công ăn việc làm ổn định. Cô, Tr. cùng 3 đứa con vẫn đang sống bằng số tiền kếch xù đang có. Tuy nhiên, vàng ngập núi nhưng ăn nhiều cũng có lúc lở. Người mẹ cho hay, con gái bán một số tài sản là dùng vào việc tiêu xài cá nhân cũng như nuôi 4 người còn lại. Trong đó, một số tiền không ít, Ngọc Thúy đưa cho người tình tham gia vào các cuộc ăn chơi ở vũ trường, quán bar.
Hiện nay, cặp nhẫn "đại gia" An dùng để cầu hôn Ngọc Thúy đã không còn. Vì thiếu tiền chi tiêu, con gái bà yêu cầu bà Bê gửi cặp nhẫn này sang Mỹ. Sau đó, cô bán với giá 400.000 USD, nhưng do chị của Tr. môi giới nên lấy tiền hoa hồng 3.000 USD. Sau đó, chị của Tr. lại dẫn cô đi mua vàng và lại lấy thêm tiền môi giới.
Bên cạnh đó, trong lúc sống cùng nhau, "đại gia" An không ngần ngại chi tiền vào các khoản làm đẹp cho vợ. Vì thế, cô sở hữu một bộ sưu tập khá lớn túi xách với giá đắt đỏ nhất thị trường. Thế nhưng, vì không có tiền tiêu, Tr. đã tự ý đăng tin bán trên các website. Khi biết điều này, Ngọc Thúy vô cùng tức giận, đã gọi điện về kể với mẹ.
Bị dụ dùng chất gây nghiện?
Nhiều lần nghe con gái gọi điện từ Mỹ về, xót lòng, vợ chồng bà Bê đã đáp máy bay sang Mỹ với hy vọng đưa con ra khỏi vũng lầy. Sau những lần trò chuyện, trút bầu tâm sự, ông bà chỉ rõ điểm đúng sai nên cô cũng gật đầu rời xa Tr.. Ông bà biết điều này vô cùng vui mừng và đã từng nghĩ mọi chuyện sẽ là kết thúc có hậu.
ngọc thúy, người mẫu 
Siêu mẫu Ngọc Thúy đã từng gọi cảnh sát đuổi cha mẹ ra khỏi nhà.
Một lần, Ngọc Thúy đi xem cuộc thi hoa hậu toàn cầu ở Las Vegas về cảm thấy rất mệt mỏi, đau đầu. Trở về đến nhà, Tr. đưa cô lên phòng riêng. Đến sáng hôm sau, cô bỗng dưng thay đổi tất cả mọi thứ từ cách suy nghĩ cũng như thái độ với cha mẹ cũng như Tr.. Từ đây, cô luôn cáu gắt, khó chịu.
Ông bà vẫn tiếp tục khuyên con nên tìm con đường đúng đắn mà đi, thế nhưng, cô tức giận, chửi mắng cha mẹ, gọi cảnh sát đến trục xuất cha mẹ ra khỏi nhà. Không còn nơi nương tựa, hai người đành lủi thủi trở về Việt Nam. Về sau, ông bà mới được biết, đêm hôm đó, Tr. cho con gái mình dùng chất gây nghiện.
Sau lần đó, Ngọc Thúy có trở về Việt Nam với yêu cầu mẹ sang tên tất cả tài sản trước đó đã nhờ bà Bê đứng tên. Do biết cha mẹ không có cảm tình với Tr. nên cô bảo đã đi xét nghiệm, trong máu không có chất gây nghiện nhưng quên đem kết quả về để cho hai người yên lòng. Bà không tin vào lời con gái nói nên quyết không chịu sang tên tài sản. Thúy tức giận, lại lớn tiếng cự cãi, chửi mắng cha mẹ. Không chỉ thế, cô còn bảo em trai đưa bà đến bệnh viện tâm thần khám.
Không chỉ thế, em trai của Ngọc Thúy thấy ở tầng hầm để xe tại tòa nhà Avalon có chiếc xe Vespa bị hỏng không ai sử dụng nên đem về sửa chữa để dùng. Thế mà trong lúc tức giận, cô gọi công an bảo em trai ăn cắp xe và đòi bắt.
Trở về Việt Nam nhưng không đạt kết quả là sang tên chủ quyền tài sản, Ngọc Thúy quay lại Mỹ với thái độ hằn học. Bà Bê bất ngờ khi cô lên trang mạng xã hội viết nhiều lời khó nghe, đòi từ cha, mẹ và bảo sẽ đòi công lý. Khi nhắc đến điều này, bà Bê vô cùng đau khổ. Bà cho rằng, con dại cái mang nhưng không ngờ cô con gái xinh đẹp, dễ thương ngày xưa lại có những hành động như thế.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi

Trong đời sống hiện đại, kết nối với Internet hầu như là một nhu cầu “không thể thiếu” đối với ngày càng nhiều người. Chúng ta vào Internet vì công việc, vì muốn tìm kiếm thông tin, nhằm thư giản, hoặc để “sinh hoạt xã hội” (chăm sóc Facebook, viết blog). Những công cụ như máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan... quả có giúp ta tăng gia năng suất trong việc làm, liên lạc với nhau nhanh chóng và dễ dàng hơn, và nhiều việc quan trọng khác nữa. Tuy nhiên, cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân...

Nhìn sâu hơn thì Internet đặt ra nhiều sự đánh đổi: bận rộn hơn nhưng kém sâu sắc đi, giao tiếp rộng rãi thêm song cũng hời hợt hơn, nhận nhiều thông tin nhưng cũng bị “giấu” nhiều thông tin. Sống trong thời đại Internet quả đem lại cho ta nhiều vấn đề cần suy nghĩ.

Thêm bận rộn nhưng giảm chiều sâu
Từ vài thập niên qua, những phương tiện “công nghệ số” (máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan...) đã cho chúng ta một cách mới, vô cùng mạnh mẽ, để theo đuổi “tính bận rộn” của mình. Chúng thường được quảng cáo như giải pháp cho cuộc sống đầy “stress” của xã hội hiện đại.

Đắm chìm trong thế giới Internet, chúng ta có thể quan sát “đám đông”, nhưng sự quan sát ấy không đem cho chúng ta “minh triết” (dùng chữ của cố giáo sư Hoàng Ngọc Hiến), nó cho ta sự “khôn lanh”, biết tin này, chuyện nọ... song đó không phải là minh triết sâu sắc. Sự sâu sắc làm giàu thêm liên hệ của chúng ta với đồng loại, cung cấp chất liệu và sự viên mãn cho đời sống. Chính nó làm phong phú hơn mọi hành động của chúng ta.

Hiển nhiên, “bận rộn” và “sâu sắc” không luôn luôn là xung khắc. Nhiều lúc chúng ta có thể nhanh nhẹn quay từ việc này sang việc nọ, nhưng tập trung hoàn toàn vào công việc trước mắt. Chẳng hạn một bác sĩ giải phẩu mỗi ngày có thể mổ từ ca này sang ca khác, song trong ca nào thì ông cũng tập trung chú ý 100% . “Bận rộn” trên “không gian số” thì khác sự bận rộn của một bác sĩ như thế. Từ màn hình, hàng chục công việc vẫy gọi chúng ta: nào là thư điện tử, nào là bài đang viết, biểu đồ đang xem, bài báo đang đọc, một trận bóng đá trực tuyến, v.v.. Như một đứa trẻ chơi lò cò, chúng ta nhảy từ việc này sang việc nọ. “Công nghệ số” làm tăng năng suất, nhưng chính nó là trở ngại cho sự tập trung liên tục ̶ một sự tập trung cần thiết cho những phát minh cơ bản, thật có bề sâu. Như nhà bình luận Mỹ William Powers[1] nhận xét: Sự kết nối qua Internet chính là kẻ thù của sự sâu sắc.

Với thư điện tử, chúng ta có thể liên lạc với bạn bè, thân quyến thường hơn, song hầu hết những “thư” này ngắn hơn, vội hơn, so với thư viết tay (hoặc đánh máy) ngày xưa. Xu hướng này rất rõ rệt trong giới trẻ: Họ ngày càng ít dùng thư điện tử mà chuyển sang nhắn tin qua điện thoại (texting). Đàng khác, “đối thoại” trên Internet là đối thoại qua ngôn ngữ và hình ảnh... song lắm khi một cái nhìn trong im lặng lại mang nhiều ý nghĩa hơn.

Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu. Chiều sâu của tư tưởng và cảm nhận, chiều sâu trong hành động, và nhất là chiều sâu trong liên hệ giữa chúng ta. Bởi lẽ một cuộc sống viên mãn không thể thiếu chiều sâu, mất chiều sâu là một mất mát rất lớn.

Kết nối rộng rãi nhưng mong manh
Nếu bạn có một điện thoại di động, hoặc một máy tính nối kết với Internet, một địa chỉ email, thì bạn có thể tiếp xúc với hàng triệu cá nhân, tổ chức, và ngược lại, hàng triệu cá nhân, tổ chức có thể tiếp xúc với bạn. Hiện tượng này cho nhiều người ấn tượng là xã hội, thậm chí cả nhân loại, đang kết nối chặt chẽ hơn, hiểu biết nhau hơn. Có thật thế không?

Mark Granovetter (một nhà xã hội học người Mỹ) phân biệt hai loại liên hệ trong xã hội: “liên hệ mạnh” và “liên hệ yếu”. Những liên hệ mạnh là những liên hệ gia đình, bạn thân, xóm giềng gần gũi, vững bền, khó cắt, còn những liên hệ yếu là những liên hệ xã giao ngoài mặt, phiến diện, cắt bỏ dễ dàng. Theo Granovetter, chính những “liên hệ mạnh” mới là căn bản cho “vốn xã hội”, một thành tố quan trọng cho phát triển và tăng trưởng. Nhìn qua cách phân loại này, Malcolm Gladwell (tác giả của nhiều sách bán chạy nhất ở Mỹ) cho rằng Internet có làm dày đặc thêm liên hệ, nhưng đó là những liên hệ yếu, không phải mạnh. Những liên hệ yếu chẳng phải là hoàn toàn vô ích, nhưng chúng chỉ hữu ích cho những thư giản hời hợt, không thể được dựa vào để động viên, phối hợp để thực hiện những công tác đòi hỏi hi sinh và kiên trì. Một xã hội gắn kết với nhau bằng những liên hệ yếu là một xã hội không nhiều đoàn kết, nhất là những đoàn kết để hi sinh lâu dài vì sự nghiệp chung.

Một đặc tính nữa của những liên kết dựa trên Internet: Càng chằng chịt liên kết với người khác, chúng ta càng hướng ngoại (trái ngược với hướng về nội tâm của chính chúng ta). Chúng ta liên lạc thường hơn qua Internet, có những “bạn” trên Facebook mà ta không biết tên thật, sống ở đâu, chưa từng gặp mặt ngoài đời. Nhiều người bỏ nhiều thời giờ “chăm sóc” trang Facebook của mình hơn là tiếp xúc với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đang sống ngay bên cạnh. Khi sự liên lạc với người ở một châu lục khác cũng dễ dàng như với người sống bên cạnh thì sự cận kề (không gian hoặc huyết thống) mất đi nhiều ý nghĩa. Chẳng những cuộc sống nội tâm sẽ bị tổn hại, những liên hệ với những người gần gũi ta cũng sẽ bị tổn hại. Trong thế giới Internet, chúng ta có nhiều người quen nhưng ít người thân.

Tính “hướng ngoại” còn ảnh hưởng đến “thang giá trị” mà chúng ta dùng để tự đánh giá: những người có Facebook, có blog, thường tự đáng giá bằng con số “bạn” mà mình có trên Facebook, số người đến xem blog của mình, và số “comment”.



Cũng trong chiều hướng này, Evgeny Morozov[2] cho rằng toàn cầu hóa sẽ làm loãng đi sự quan tâm của trí thức đến những vấn đề của quốc gia họ. Một trí thức thượng thặng của Nga, Trung Quốc, Brazil... chẳng hạn, thường “thân thiết”, trao đổi, cộng tác với đồng nghiệp ờ các đại học, các trung tâm nghiên cứu, ở London, New York, Cambridge, Berkeley.. hơn là với trí thức ở chính quê hương của mình.

Lọc lựa và nặc danh
Oái oăm là trong số những người chỉ trích Internet mạnh mẽ nhất lại là những người đã có những đóng góp nền tảng cho sự phát triển của “không gian ảo”. Hai tác giả nổi bật là Eli Pariser[3] và Jaron Lanier.[4]

Theo Eli Pariser (cây bút chủ lực của tạp chí Wired chuyên về công nghệ số), những công cụ tìm kiếm (như Google) mà ai cũng cho là cực kỳ hữu ích để mở mang kiến thức, lại có tác dụng giam hãm người sử dụng trong một thứ “bong bóng” (chữ của Pariser) vô hình. Ông cho biết, khi bạn “Google” một đề tài nào đó thì Google sẽ căn cứ vào sở thích của bạn (mà Google suy đoán qua những tìm kiếm trước đây của bạn) để hiển thị kết quả, và theo thứ tự mà Google đoán là phù hợp với bạn.

Ví dụ: nếu bạn là một người Mỹ có khuynh hướng chính trị bảo thủ (căn cứ vào những bài, những thông tin mà bạn đã tìm qua Google trước đây) thì Google sẽ hiển thị cho riêng bạn những bài, tin, viết theo quan điểm bảo thủ lên đầu kết quả tìm kiếm. Như thế, càng ngày bạn càng chìm sâu trong thế giới của những người bảo thủ: đọc của nhau, mà không được biết gì về các quan điểm khác.[5] Tất nhiên, tình trạng y hệt cũng xảy ra cho những người có tư duy “tiến bộ” (hoặc một chân dung sở thích nào đó mà Google “đoán”, với một công thức bí mật mà công ty này thường xuyên điều chỉnh).



Jaron Lanier, một người tiên phong khác trong ngành “thực tế ảo” (virtual reality) còn mạnh mẽ chỉ trích Internet hơn cả Eli Pariser Ông nói cách giật gân: Facebook, Google là những “công ty gián điệp” (theo nghĩa bóng) bởi vì mô hình kinh doanh của họ hoàn toàn dựa vào việc thu thập, sắp xếp, đúc kết, rồi bán những thông tin về mọi mặt của cả tỷ người khắp nơi trên thế giới[6]! Lanier vạch ra một tệ nạn nữa của Internet, đó là những phản hồi (“comment”) nặc danh. Vì thế, đi xa hơn Pariser, Lanier cho rằng Internet còn là một “công cụ khủng bố”. Một tác giả xuất hiện trên Internet là lập tức bị một đám đông nặc danh ném đá, chê bai! Lanier phát hiện một mâu thuẫn nội tại của Internet: nó đe doạ sự tư riêng (thông tin – đúng hay sai – về đời tư, quá khứ của mỗi người đều có thể bị ai đó tung lên Internet) bởi chính tính nặc danh của nó.

Thay lời kết
Không ích lợi gì để đặt câu hỏi: Vậy thì Internet là tốt hay xấu cho đời sống chúng ta? Nó đã hiện hữu, xu hướng “số hoá” của mọi sinh hoạt là không thể cưỡng. Cũng không thể kết luận rõ ràng rằng “thế giới ảo” là tốt hay xấu: nó có cả hai mặt, vừa tăng năng suất trong công việc, vừa biến đổi mọi hoạt động của chúng ta. Điều quan trọng mà chúng ta có thể làm được là tìm sự cân bằng giữa “đời sống ảo” (trên Internet) và “đời sống thật”. Chúng ta không nên quên những người thân, bạn bè, sống chung quanh ta, chúng ta cần dành cho mình những “khoảng lặng”, cố gắng đi vào chiều sâu trong suy nghĩ, trong cảm giác, trong hành động. “Tiếp cận” thông tin, dù ngày càng phong phú, chẳng bao giờ là đồng nghĩa với minh triết và trải nghiệm.

Về phía những người có trách nhiệm lãnh đạo (nói chung, không chỉ là nhà nước), Morozov[7] đặt ra một danh từ mới “không tưởng không gian ảo” (cyber-utopianism) để gán cho tư duy xem Internet là tâm điểm. Đối với những người có tư duy này, mọi việc đều xoay quanh Internet, công nghệ Internet (và tiềm năng của nó) là tâm điểm mọi hoạt động ở bất cứ nơi nào, bất kể môi trường xã hội và lịch sử ra sao. Đó là một lỗi lầm cần tránh.